Những bài văn hay lớp 12

[Văn mẫu bất hủ] Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

[Văn mẫu bất hủ] Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hai (Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Dàn ý chi tiết

1. Mở bài

tác giả : Nguyễn Minh Châu và Tô Hoài đều là những nhà văn lớn.

– Chủ đề người phụ nữ đã không còn xa lạ và ở hai ta lại bắt gặp hình ảnh quen thuộc đó.

– Tô Hoài và Nguyễn Minh Châu đã xây dựng thành công và người đàn bà làng chài với cuộc đời bất hạnh nhưng sáng ngời lên những vẻ đẹp tâm hồn đáng quý.

2. Thân bài

* Giới thiệu khái quát về hai tác phẩm.

– Vợ chồng A phủ được viết năm 1853 nhân chuyến đi thực tế của Tô Hoài ở một miền núi Tây Bắc.

+ Truyện tái hiện cuộc sống của những người dân tộc mà nổi bật là Mị một cô gái chịu nhiều bất hạnh nhưng luôn có khát khao tự do mãnh liệt.

-Chiếc thuyền ngoài xa lấy bối cảnh đất nước sau chiến tranh kết thúc, Phùng từng là người lính, khi anh là nhiếp ảnh đang đi tìm kiếp bức ảnh để hoàn thiện cho bộ lịch tết.

+ Ở một làng chài ven biển anh đã bắt được một cảnh đẹp như ý nhưng ngay sau đó anh lại phải chứng kiến một cảnh bạo hành .

+ Người đàn bà được Phùng và Đẩu mời về tòa để giúp đỡ, ở đây chị đã giãi bày tâm sự khiến hai con người tưởng đã nhìn thấu sự đời ngộ ra nhiều điều.

* Phân tích vẻ đẹp tâm hồn ở nhân vật Mị.

– là một cô gái yêu đời và chăm chỉ

– Cuộc đời tăm tối bắt đầu khi cô bị lừa về làm dâu.

– Chịu sự bóc lột sức , làm việc như trâu ngựa Mị dần cam chịu và không nói không cười.

– Khát khao sống vẫn luôn tồn tại tâm hồn tươi trẻ ở Mị trỗi dậy trong đêm hội mùa xuân.

– Ở lâu trong cái khổ Mị vẫn không cam chịu số phận cô tự ra ngoài đốt lửa trong đêm để tạo niềm vui cho mình.

– Chứng kiến A Phủ bị trói Mị dửng dưng nhưng khi thấy giọt nước mắt trên má Mị đồng cảm thương xót cho số phận bất công của một con người vô tội.

– Càng căm ghét phẫn nộ trước tội ác của bọn thống trị Mị đã dũng cảm cởi trói cứu A Phủ và bỏ trốn tìm đường giả thoát cho chính mình.

=> Chính lòng yêu thương con người khát khao tự do đã giúp Mị vượt lên trên nỗi sợ hãi để vươn lên tìm đường giải thoát cho mình.

* Phân tích vẻ đẹp tâm hồn của người đàn bà hàng chài.

– Là người phụ nữ lao động vất vả nghèo khó.

– Sau  đêm kéo lưới kiệt sức chị  bị chồng đánh đập tàn nhẫn

– Chứng kiến cảnh đấy Phùng đã chạy ra can ngăn và muốn giúp đỡ chị.

– Ở tòa án người phụ nữ đã tâm sự hết hoàn cảnh và lí do không thể bỏ người chồng vũ phu.

– Ẩn sau vẻ rụt rè là một con người từng trải thấu hiểu lẽ đời chị thông cảm cho hành động của chồng.

– Bên trong con người chỉ biết chịu đựng đau khổ là một người mẹ với tấm lòng thương con lấy niềm vui của các con làm hạnh phúc cho mình.

=> người đàn bà hàng chài đã làm cho Phùng và Đẩu có cái nhìn khác về con người và cuộc đời.

3. Kết bài

– Tổng kết: hai nhà văn đã xây dựng hình ảnh người phụ nữ  với số phận bất công nhưng luôn tiềm ẩn những vẻ dẹp đáng quý.

– Qua đó ta hiểu rõ hơn về người phụ nữ Việt Nam và cảm phục trước tấm lòng nhân đạo của nhà văn.

phan tich hinh tuong nguoi dan ba lang chai va mi - [Văn mẫu bất hủ] Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu)

Vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ qua hai tác phẩm Vợ chồng A Phủ và Chiếc thuyền ngoài xa

Bài văn tham khảo

Từ lâu đã là phương tiện để các nhà văn gửi gắm gửi gắm tình cảm của mình vào thiên nhiên và con người. Thông qua ta hiểu thêm được nhiều điều về cuộc sống, biết được  người phụ nữ Việt Nam luôn có những phẩm chất tốt đẹp dù số phận có nghiệt ngã tới đâu. Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài và Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là hai tác phẩm xuất sắc viết về những người phụ nữ mà ở họ ta luôn tìm thấy những phẩm chất đáng quý.

Xem thêm:  Việt Bắc ôn thi đại học năm theo hướng mới 2020

  Vợ chồng A Phủ của nhà văn Tô Hoài  được viết năm1953 kể về số phận của những con người ở vùng núi mà tiêu biểu là Mị một cô gái dân tộc Mường xinh đẹp chăm chỉ nhưng lại bị bắt làm dâu gạt nợ. Từ đó cuộc đời Mị đã thay đổi hoàn toàn, thanh xuân đẹp đẽ thay thế bằng những tháng ngày khổ cực. Bị trói buộc cả thể xác lẫn tinh thần nhưng ở cô gái trẻ ấy vẫn luôn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ và cô đã giải thoát cho A Phủ, một con người cũng bị bọn cầm quyền hành hạ đồng thời tìm được con đường giải thoát cho chính mình. Còn với tác phẩm Chiếc Thuyền Ngoài Xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu lấy bối cảnh từ câu chuyện đi tìm bức ảnh nghệ thuật của người nghệ sĩ Phùng tác giả đã cho người đọc thấy cái bề sâu trong cuộc sống của những người dân làng chài ở một vùng biển nghèo. Người đàn bà tưởng chỉ biết chịu đựng sự hành hạ lại là một người phụ nữ có tâm hồn đẹp. Cả hai nhà văn bằng tài năng nghệ thuật và tấm lòng nhân đạo của mình đã khắc họa thành công hình ảnh người phụ nữ sáng ngời lên những phẩm chất cao đẹp trong hoàn cảnh nghiệt ngã.

 Hình ảnh người phụ nữ có lẽ đã không còn xa lạ trong các tác phẩm văn học đó là một nàng kiều tài hoa xinh đẹp nhưng bạc mệnh trong những trang Kiều của . Đó là một người mạnh mẽ, hi sinh bảo vệ chồng trước sự tàn nhẫn, vô nhân tính của bọn cầm quyền trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố hay một người đàn bà nghèo khổ, bần cùng không lối thoát nhưng luôn muốn được sống và khao khát hạnh phúc trong Vợ Nhặt của . Ở mỗi tác phẩm ta đều bắt gặp một hoàn cảnh, một số phận khác nhau của người phụ nữ. Họ vốn yếu đuối nhỏ bé nhưng chẳng được trân trọng mà vẫn luôn bị đối xử bất công dù vậy bản chất tốt đẹp của họ luôn sáng ngời trên mỗi trang văn. Trong Vợ chồng A Phủ và Chiếc thuyền ngoài xa ta lại được bắt gặp hai người phụ nữ, hai hoàn cảnh khác nhau hai nhà văn lại một lần nữa bày tỏ tình cảm yêu mến và trân trọng của mình cho những người phụ nữ đáng thương và đáng ngưỡng mộ.

  Tô Hoài là một nhà văn lớn của Việt Nam với vốn kiến thức phong phú và sự am hiểu sâu sắc đời sống con người ông đã khắc họa thành công hình ảnh cuộc sống và cảnh vật của vùng núi mà nổi bật là Mị một cô gái dân tộc với cuộc đời đầy đen tối cũng như đầy tươi sáng. Mị dù nghèo nhưng luôn yêu đời và chăm chỉ  không muốn lấy chồng để gạt nợ nhưng cuối cùng bị lừa về làm dâu nhà thống lí. Mang tiếng là con dâu của một  gia đình giàu có nhưng Mị phải làm việc không khác một người ở quần quật suốt ngày. Không cam chịu làm thân phận nô lệ nên Mị đã định tự tử nhưng vì cha mình, cô không muốn là một đứa con bất hiếu, để cha già phải chịu khổ nên đã chấp nhận cuộc sống như địa ngục: “mỗi ngày Mị không nói không cười lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”. Mị rơi vào tuyệt vọng và dần mất đi hy vọng sống.

 Cuộc đời của một cô gái với niềm ham sống mãnh liệt đã bị trói buộc trong tăm tối trong sự bóc lột của kẻ chúa đất thống trị tham lam và độc ác. Nhưng trong cô gái ấy ước muốn và khát khao tự do vẫn còn, trong đêm tình mùa xuân mọi người đều vui vẻ vui chơi còn Mị phải ở nhà nhưng cô đã nhớ lại hồi trẻ của mình, cô uống rượu vào muốn đi chơi như bao người mặc cho bị cấm rồi bị trói chặt trong trong căn phòng tăm tối. Chịu cơn đau từ những sợi dây siết vào người Mị vẫn hướng về tự do, lắng nghe bài hát và cảm nhận không khí vui tươi của đêm xuân. Thân xác Mị  bị trói chặt nhưng tâm hồn Mị đang hướng tới tự do và niềm vui.

Xem thêm:  [Văn lớp 7] Biểu cảm về cây dừa – loài cây em yêu – bài viết số 2

 Bị áp bức tàn nhẫn Mị đã hiểu rõ thân phận mình và có sự đồng cảm mãnh liệt với người cùng khổ, A Phủ cũng giống như Mị bị bắt về làm công gạt nợ, một hôm làm mất bò, thống lí Pá Tra đã trói đứng không cho ăn, cho uống. Những đêm đó Mị ra ngoài sưởi ấm mặc cho A Sử ngăn cản và cũng chẳng bận tâm nhiều đến kẻ  đang sắp chết vì cảnh tượng ấy không còn là xa lạ với cô ở nhà thống lý. Tưởng chừng ở lâu trong cái khổ, chịu sự hành hạ Mị đã quên và chấp nhận nó nhưng không chính hoàn cảnh này đã làm cho Mị bộc lộ rõ vẻ đẹp tâm hồn và bản tính tốt đẹp tiềm ẩn trong con người mình. Khi nhìn thấy giọt nước mắt A Phủ Mị đã nhận ra nhiều điều, đồng cảm trước số phận đáng thương rồi lại căm ghét phẫn nộ trước tội ác của bọn cầm quyền. Mị không để một người phải chết oan uổng như vậy. Sau cuộc giằng xé nội tâm cuối cùng cô cũng cởi trói cho A Phủ và giải thoát cho chính mình.

 Phần cuối câu chuyện dường như đã nhuốm màu cổ tích khi những con người bị chà đạp đã có thể vùng lên và tự giải thoát cho mình, hướng tới một cuộc sống tốt đẹp hơn. Mị thật đáng thương  nhưng cũng đáng trân trọng. Mị luôn có vẻ đẹp sáng ngời và sức mạnh tiềm ẩn. Ở lâu trong cái khổ chứng kiến những việc làm độc ác, cô không những không bị tha hóa mà còn trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái ác để bảo vệ công lý giám khát khao tự do dù luôn bị giam hãm dám vượt lên nỗi sợ hãi để mạnh mẽ tìm lối thoát cho chính mình. Ở Mị có đủ phẩm chất của một người phụ nữ truyền thống: chăm chỉ, hiếu thảo, nhân hậu và còn có một sức mạnh tiềm ẩn vượt qua mọi khó khăn vươn lên tất cả. Qua nhân vật Mị ta đã  khám phá ra được một phẩm chất tốt đẹp của một người phụ nữ là ẩn sau vẻ yếu đuối là một sức mạnh đáng khâm phục.

 Nói đến phụ nữ là ta nói đến ngay đến tình mẫu tử thiêng liêng ở mỗi người mẹ và trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu ta lại bắt gặp hình ảnh một người phụ nữ đầy nhẫn nhục và giàu đức hi sinh cao cả. Người đàn bà trong truyện ngắn được tác giả khắc họa bởi những nét thô kệnh của một người lao động vất vả: “ khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ”. Đó là một người nghèo khổ và vất vả nhưng còn thậm tệ hơn nữa, sau buổi lao động mệt mỏi đến kiệt sức đó chị bị chồng đánh đập tàn nhẫn. Chị vẫn cam chịu cho chồng đánh chửi không một lời van xin cũng không chống trả hay bỏ trốn. Và Phùng ,người vừa chụp được tấm ảnh đẹp như mộng cảnh chiếc thuyền dưới ánh bình minh của gia đình chị khi chứng kiến cảnh này liền chạy ra can ngăn. Anh cùng với Đẩu muốn giúp đỡ giải thoát chị khỏi người chồng vũ phu, họ mời chị về tòa và sau khi nghe câu chuyện của chị đã ngộ ra nhiều điều.

 Chánh án Đẩu từng là lính và luôn muốn bảo vệ quyền lợi cho người dân, anh giúp đỡ chị từ bỏ người chồng thô bạo vũ phu, nhưng trước lời khuyên và bệnh vực đó người đàn bà đã nhất quyết không chịu li hôn. Sau một hồi rụt dè sợ sệt chị đã giãi bày tất cả cho Phùng và Đẩu nghe. Thì ra chị là một người phụ nữ từng trải và thấu hiểu lẽ đời. Chị chịu chấp nhận sự hành hạ của chồng vì chị biết ông ta vốn không phải là một kẻ không tính người mà đều do hoàn cảnh gây ra. Trước đây ông ta đã lấy chị và là một người hiền lành, tốt tính. Sự dữ dằn hung bạo hiện tại là do hoàn cảnh nghèo khổ, chị rất thấu hiểu chồng và tự trách mình vì đã đẻ nhiều làm tăng thêm gánh nặng cho gia đình. Chị chấp nhận chịu đựng đau đớn, dành hết thiệt thòi về mình mà không một lời oán trách để giữ cho mái nhà yên ấm.

Xem thêm:  Hình tượng người lính Tây Tiến và Việt Bắc dàn ý chi tiết

 Người đàn bà trong câu chuyện thật tội nghiệp đáng thương  nhưng chị vẫn luôn có khát khao sống. Bị đánh “ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” chị vẫn cam chịu vì luôn nghĩ cho các con. Chị Hạnh phúc khi thấy các con không bị đói: “vui nhất là ngồi nhìn đàn con tôi chúng nó được ăn no”. Bị đánh đập cũng không muốn con mình bị tổn thương khi phải chứng kiến nạn bạo hành gia đình nên đã xin chông cho lên bờ mà đánh. Tấm lòng người mẹ thật cao cả biết bao, chị hoàn toàn có thể thoát khỏi những trận đòn của chồng nhưng chị vẫn nhất quyết cam chịu vì con mình, các con cần một người cha, gia đình cần một trụ cột trước phong ba bão táp của biển khơi. Chị hi sinh không chút kêu ca lấy niềm vui của gia đình làm niềm vui cho mình: “ đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình như ở trên đất được”.

 Nguyễn Minh Châu đã khắc họa rõ nét và tinh tế hình ảnh người đàn bà làng chài. Từ đầu đến cuối truyện chị đều không có tên gọi cụ thể có lẽ đó chính là hình ảnh chung của những người phụ nữ lênh đênh trên biển khơi họ thật đáng thương chịu bao khổ cực luôn phải nhẫn nại và hi sinh. Qua đây ta đã có cái nhìn sâu sắc hơn về con người, cuộc sống luôn phức tạp có những thứ chưa được sáng tỏ cần có cách nhìn sâu sắc, đa chiều phát hiện ra bản chất thật sau vẻ đẹp bên ngoài của hiện tượng. Chiếc thuyền ngoài biển khơi trong bình minh có đẹp đến đâu hình ảnh con người trông có vẻ hạnh phúc nhưng ẩn sâu  bên trong vẫn luôn tồn tại những cơn bão những khó khăn những nỗi đau không thể nói ra mà chỉ có thể cảm nhận và thấu hiểu. Người đàn bà làng chài đã cho chúng ta nhận ra điều đó bởi ẩn sau con người chỉ biết nhẫn nhục chỉ biết chịu khổ là một người mẹ giàu đức hi sinh cao thượng .

 Qua hai nhân vật Mị và người đàn bà làng chài trong Vợ Chồng A Phủ và Chiếc thuyền ngoài xa ta đã thấy được những vẻ đẹp tiềm ẩn của người phụ nữ. Họ luôn có khát khao sống mãnh liệt và giàu đức hi sinh cao cả vì gia đình họ có thể chịu thiệt thòi bị đối xử bất công nhưng sẽ giữ gìn bản chất tốt đẹp của mình không vì hoàn cảnh mà trở nên tha hóa trở nên xấu xa hay tuyệt vọng mà tìm đến cái chết để giải thoát. Hai người phụ nữ, hai hoàn cảnh khác nhau mà cùng chung một số phận.  Chính bản chất tốt đẹp không bao giờ bị mất trong con người họ đã góp phần làm sáng tỏ thêm chân lý không bao giờ thay đổi ở người phụ nữ: “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn”.

 “Nhà văn phải là người gắng đi tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong bề sâu tâm hồn con người” quả thật Nguyễn Minh Châu đã làm được điều mà ông viết ra, ông đã tìm thấy vẻ đẹp của người phụ nữ tưởng như đã bị  vùi kín trong hoàn cảnh khổ cực. Còn Tô Hoài ông cũng đã tìm thấy vẻ đẹp đó, ông miêu tả chân thực cuộc sống của người dân miền núi, còn lắm nhưng bất công oan trái nhưng con người sẽ chẳng bao giờ khuất phục để cho nó mãi mãi lộng hành lấn át tất cả. Người phụ nữ sẽ mãi giữ gìn vẻ đẹp thanh khiết của mình và biến nó thành động lực để vươn lên để giành lại cuộc sống tự do cho chính mình. Xã hội bất công đã không còn  nữa, người phụ nữ giờ đây đã được xã hội bảo vệ và tôn trọng họ sẽ mãi phát huy những vẻ đẹp của người phụ nữ truyền thống .

 Hai nhà  nhà văn hai phong cách họ đã cùng khắc họa và làm nổi bật  vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam. “Một nhà văn chân chính phải là một nhà nhân đạo từ cốt tủy” ( Sê- khốp) chính tinh thần nhân đạo đó đã cho ta ra những tác phẩm văn học trở nên tuyệt vời, ý nghĩa cho ta khám phá mọi vẻ đẹp của cuộc sống. Cuộc sống đẹp hơn khi có văn học càng yêu văn học ta càng trân trọng tấm lòng của nhà văn.

Nguyễn Thị Thiếp